Mirin và giấm gạo là thành phần gia vị quan trọng trong ẩm thực Nhật Bản và những điểm khác biệt quan trọng cần biết.
RƯỢU MIRIN LÀ GÌ ?
Từ xưa đến nay, người dân xứ sở Phù Tang luôn ưu ái chọn các loại gia vị, nguyên liệu tự nhiên cho các món ăn. Vậy, đoán xem để không phải sử dụng nguyên liệu tổng hợp mà món ăn vẫn có hương vị ngọt thanh thì người Nhật sẽ dùng loại gia vị gì? Câu trả lời chính xác là Mirin.
Mirin là một loại rượu gạo nhưng có nồng độ cồn thấp chỉ khoảng 14 ~ 19% rượu và có hàm lượng đường 40 ~ 50%, ngọt hơn nhiều so với rượu sake. Đặc biệt, khi thêm rượu mirin vào món ăn, nồng độ cồn sẽ được hạ thấp rất nhiều khi đun nóng trên lửa nên không gây ra cảm giác say cho người thưởng thức.
Rượu Mirin được chia làm 3 loại:
-
- Hon Mirin: nồng độ cồn khoảng 14%, được lên men gạo và nước trong khoảng 40 – 60 ngày
- Shio Mirin: chứa thành phần gồm các chất cồn và 1,5 % muối
- Shin Mirin: nồng độ cồn thấp nhất dưới 1%
“BÍ KÍP” SỬ DỤNG MIRIN ĐÚNG CÁCH TRONG NẤU ĂN.
Thành phần tạo thành trong rượu Mirin có khả năng giúp làm giảm mùi tanh của thịt, cá cực hiệu quả. Khi ướp thịt cá với Mirin sẽ làm tăng độ ngấm và giữ cho kết cấu thức ăn chắc, không bị nát khi nấu.
Ngoài ra, rượu Mirin còn giúp các món ăn trở nên bóng bẩy, bắt mắt trông hấp dẫn hơn nữa. Đây cũng là một thành phần không thể thiếu trong công thức nước sốt teriyaki trứ danh xứ Nhật.
GIẤM GẠO LÀ GÌ?
Giấm gạo Nhật Bản (米 酢 komezu, “giấm gạo” hoặc đơn giản là 酢 su, “giấm”), có hương vị chua, mặn, và một ít ngọt do nó lên men trong thời gian dài. Và thường được sử dụng để chế biến nước sốt salad, để nêm cơm sushi, và các món ăn châu Á khác..
GIẤM GẠO CÓ THỂ DÙNG THAY THẾ CHO MIRIN KHÔNG?
Mirin và giấm gạo có khá nhiều điểm chung hơn, khiến chúng đôi lúc có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên thì các bạn vẫn nên cân nhắc 4 yếu tố so sánh sự giống – khác nhau giữa 2 sản phẩm dưới đây để có thể chọn lựa loại gia vị phù hợp nhất cho các công thức nấu ăn của mình nhé:
Nồng độ cồn: Mirin có nồng độ nhẹ, không những là một loại gia vị yêu thích mà còn được dùng như một loại rượu nhẹ, dễ uống dành cho nữ giới. Trong khi đó giấm gạo thường không có cồn hoặc có rất ít vì cồn được kết thúc trong quá trình lên men.
Quá trình lên men: Đều có thành phần chính từ gạo. Giấm gạo có quá trình lên men lâu hơn rượu mirin, cuối cùng tạo ra axit axetic gây ra vị đắng hơn.
Hương vị: Mirin sẽ gợi ý về vị ngọt trong khi giấm gạo có thể đắng và chua, nhưng những hương vị này không giống với giấm táo, vì có chút vị đắng đặc biệt.
Cách sử dụng: Sử dụng Mirin kết hợp với nước tương để tạo ra món nước sốt thần thánh như teriyaki, hoặc giấm gạo có thể tạo ra một chất ngâm chua tuyệt vời. Cuối cùng, nó phụ thuộc vào việc công thức yêu cầu một gia vị ngọt hay chua.
Nhớ lưu ý là giấm gạo còn có thêm ít vị đắng nhẹ nữa đó.