Nhật Bản được biết đến là đất nước có tỷ số béo phì thấp nhất thế giới, chỉ chiếm 5%. Năm 2020, là quốc gia đứng thứ 2 thế giới có tỷ lệ tuổi thọ trung bình cao 85,03 năm (cả nam và nữ). Bí quyết nào đứng sau sức khỏe trường tồn của con người xứ sở hoa anh đào, cùng khám phá qua bài viết sau đây nhé:
Konjac là gì? Lợi ích sức khỏe có như lời đồn?
Konjac (konnyaku) hay còn gọi tên thuần việt là khoai nưa thuộc giống cây giả thân hành, một loại cây mọc tại Đông Á và Đông Nam Á có rễ chứa tinh bột với hàm lượng chất xơ cao gọi là glucomannan.
Loại thực phẩm này không những giàu chất xơ, ít calorie, không chất béo, konjac còn có một số tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe chúng ta như:
- Giúp da khoẻ mạnh
Theo một nghiên cứu năm 2013 , konjac có thể làm giảm mụn trứng cá và cải thiện sức khỏe làn da của bạn. Nó được cho là có thể giảm phản ứng dị ứng và cải thiện quá trình chữa lành vết thương. Hãy nuôi dưỡng và chăm sóc làn da từ sâu bên trong ngay khi có thể nhé.
- Ngăn ngừa táo bón
Bổ sung một lượng glucomannan mỗi ngày giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột chống lại các vi khuẩn gây hại, đồng thời góp phần cải thiện hệ đường ruột ở những người lớn tuổi tới 30%.
- Giảm nồng độ cholesterol trong máu
Năm 2008 các nhà nghiên cứu cho thấy konjac có thể giúp giảm tổng lượng cholesterol, LDL (hoặc cholesterol “xấu”) và chất béo trung tính.
Các nhà nghiên cứu cho rằng chất xơ glucomannan có thể là một liệu pháp bổ trợ cho những người mắc bệnh tiểu đường và cholesterol cao.
- Giảm cân
Theo nghiên cứu năm 2005, chất xơ glucomannan có trong konjac giúp bạn no lâu hơn. Do đó giúp bạn giảm khả năng ăn quá nhiều hoặc thèm ăn vặt sau các bữa ăn.
Những cách chế biến Konjac
Konjac có kết cấu dẻo và dai nên hay được liên tưởng giống như miếng thạch rau câu vậy. Chúng thường được chế biến ép thành dạng miến có tên gọi là shirataki (bún nưa) hoặc dùng ở dạng bột khi chế biến nước sốt và dùng trong món nướng.
Cùng điểm qua những món ăn biến tấu từ “tặng phẩm của thiên nhiên” này nhé!
Shirataki (bún nưa)
Mì shirataki mè đậu phộng